Cần Làm gì Khi Chó Bị Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột

Ngộ độc vì thuốc diệt chuột là một trong số những tai nạn nguy hiểm luôn rình rập xung quanh thú cưng, nhưng không phải ai cũng có kiến thức y học cấp cứu cho thú cưng trong trường hợp nguy kịch này. 

Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi chó bị trúng độc, bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn thú y tin cậy, bổ ích về phân loại thuốc độc, triệu chứng ngộ độc, cách xử lý và cách phòng tránh tai nạn trên.

Các loại thuốc độc phổ biến

Trên thị trường có nhiều loại bả chuột khác nhau, mỗi loại có mức ảnh hưởng khác nhau tùy vào thành phần hoạt tính. Hầu hết thuốc diệt động vật gặm nhấm có hình dáng giống hạt cơm, hay bột đường nhìn rất bắt mắt, thú cưng thấy là thèm ăn ngay. Các loại thuốc này được chiết từ mọi viên thuốc, khối thuốc hay dung dịch độc, chúng rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhưng phổ biến nhất là màu hồng, màu xanh lá, màu mòng két và màu tím.

 Chó Bị Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột

Tuy nhiên, màu sắc và hình khối của thuốc chuột không thể giúp bạn xác định thành phần hoạt tính trong đó. Cách duy nhất để biết chắc chắn thành phần hóa học nằm ở bao bì, và dưới đây là hầu hết các loại thuốc độc trên thị trường:

Thuốc kháng đông máu: Hầu như chó bị ngộ đo đều bị tử vong vì loại này. Thuốc kháng đông máu giết thú cưng bằng cách ngăn cản cơ thể tái tạo vitamin C - thành phần thiết yếu làm đông máu, xảy ra hiện tượng chảy máu bên trong khắp cơ thể, và sau đó thú cưng sẽ tử vong. Các biểu hiện nhiễm độc sẽ xuất hiện từ hai đến bảy ngày sau.

Chất độc làm tê liệt thần kinh: chất độc này lan truyền khắp cơ thể theo huyết tương vào mọi tế bào, làm tăng hàm lượng na-tri trong tế bào, sau đó các tế bào căng lên và chết. Chất độc có thể tác dụng lên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng hệ thần kinh trung ương (não bộ, xương sống, các dây thần kinh) lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Với một lượng nhỏ vào cơ thể, các dấu hiệu ngộ độc dần dần xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 tuần; nhưng nếu dùng quá liều có thể gây tử vong nhanh chóng.

Vitamin D3: làm tăng hàm lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến suy thận cấp tính, rối loạn tim mạch và thậm chí gây tử vong. Thuốc độc bắt đầu phát tán từ 12 - 36 giờ sau khi tiêu hóa.

Zinc Phosphide và Strychnine: ít phổ biến vì hai chất này chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia diệt loài gặm nhấm.

Triệu chứng ngộ độc

Các dấu hiệu phổ biến khi chó bị trúng độc hay gồm có chứng chán ăn, nôn ra máu, thở gấp/khó thở, hơi thở hôi bất thường, di chuyển khó khăn, các chi co cứng, toàn thân rung lên, co giật toàn thân và chứng suy nhược thần kinh.

 Chó Bị Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột

Đặc biệt khi chó ngộ độc thuốc kháng đông máu, các dấu hiệu bệnh lí thường sẽ lộ ra sau hai đến bảy ngày (mặc dù một số loài chó sẽ tiếp tục phát bệnh trong vòng bốn đến sáu tuần). Nếu chó bị trúng độc nhẹ với liều lượng thấp, các triệu chứng sẽ tiêu tan một đến hai tuần sau khi ngộ độc.

Cách xử lí

Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh, và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Nếu cún vừa ăn bả chuột, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm nó nôn ra ngay, hoặc bác sĩ sẽ nhanh chóng làm điều đó (nhưng cún của bạn có thể sẽ nguy kịch hơn nếu chờ bác sĩ lâu quá).

Để chó nôn ra chất độc tại nhà, bạn cần có một lọ dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide) mới nguyên, còn hạn dùng (không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp). Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn cách đưa dung dịch vào cơ thể chó qua đường miệng và liều lượng an toàn (Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong). Thông thường, cứ mỗi 2.3 cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho chó. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột, và không đưa dung dịch vào quá ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu chó không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa, hay bất cứ việc gì khác để giúp chó nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.

 Chó Bị Ngộ Độc Thuốc Diệt Chuột

Ngoài ra, bạn không được dùng thuốc nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở, hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù chó có nôn được ra hay không, bạn cũng cần phải nhanh chóng đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu.

Chú ý: Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bạn làm chó nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận.

Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:

Bao bì bả (nếu có)

Bả còn dư (nếu còn)

Thông tin ước chừng về lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc.

Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho chó. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, bác sĩ cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.
Bạn cần nhớ rằng: thời gian quyết định sinh mạng chó cưng, vì vậy đừng chần chừ gọi điện đến bác sĩ thú y gần nhất.

Cách phòng ngừa

Để tránh việc thú cưng bị ngộ độc thuốc diệt chuột, bạn cần cất tất cả chất độc cẩn thận. Bạn cần quan sát những nơi chó cưng hay chơi ở ngoài, và ném bỏ đi mọi thứ có khả năng là thuốc độc ra khỏi khu vực đó. Bên cạnh đó, bạn nên để mắt tới chó cưng càng nhiều cáng tốt, ngăn chó không được ăn các đồ lạ trong nhà hoặc khu vực lân cận, và bảo vệ chó cưng khỏi những kẻ trộm chó hay rình mò xung quanh.

Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/11/can-lam-gi-khi-cho-bi-ngo-doc-thuoc-diet-chuot.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GREAT DANE – GÃ KHỔNG LỒ HY LẠP

Chùm ảnh siêu cool về chú sói lai cùng chủ đi du lịch khắp thế giới

Đặc Điểm Giống Chó Samoyed